Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Kinh nghiệm sống và học tập tại Trung Quốc

H
Ngày nay, lưu học sinh du học tại Trung Quốc ngày càng gia tăng và sinh viên Việt nam có mặt tại các trường Đại Học Trung Quốc cũng chiếm một số lượng lớn. Để giúp các bạn có ý định du học Trung Quốc , nhân viên tư vấn du học tại AMEC, người đã từng đi du học tại Trung Quốc và đang đảm nhận vai trò tư vấn du học Trung Quốc xin chia sẻ các bạn các thông tin bổ ích sau.
du hoc trung quoc Kinh nghiệm sống và học tập tại Trung Quốc


1.Những đồ cần chuẩn bị khi đi sang Trung Quốc

Hành trang lên đường của chúng mình là chỉ cần một số đò dùng thiết yếu và hộ chiếu, tiền và giấy tờ nhập học(cộng với ảnh nền trắng và nền xanh cỡ 3*4 và 4*6) của bên trường thế là ok rồi.

Nhiều người Việt Nam khi mới sang Trung Quốc sẽ cảm thấy rất nhiều món ăn không hợp vị, mà đời sống sinh viên mà chả có ai là không trải qua cái thời kỳ mỳ ăn liền, ở một nơi xa xôi có được một gói mỳ tôm hương vị Việt Nam thôi cũng là qúy lắm rồi. Vì vậy khi chuần bị balô hành lý các bạn nhớ mang theo nhiều đồ ăn Việt Nam sang cho đỡ nhớ(ví dụ: mỳ tôm, phở, miến, ruốc, bánh đa nem…. nếu bạn nào thích nấu ăn (bên đó sẽ không bán bánh đa nem Vn đâu, trừ những siêu thị lớn ở Băc Kinh thì có bán nhg là của Thái Lan).

Ngoài những thực phẩm mà bạn cần chuẩn bị thì đó là sách vở, bạn có thể đem 1 quyển từ điển Hán Việt, Việt-Hán,4,5 quyển vở để ghi chép, hoặc 1 số quyển sách mà bạn yêu thích. Bởi thực ra bên China cũng có rất nhiều sách nào thì ở thư viện trường này nào thì tiệm sách này, bạn đều có thể mua và tham khảo chúng, nên cũng không cần phải đem quá nhiều sách sang bên đó(nặng). Cần nhắc đến nữa đó là quần áo và giày dép, bạn cũng chie cần đem một vài bộ thôi, sang bên đó rồi mua vừa rẻ mà vừa đẹp, mặt hàng đa dạng bạn tha hồ mà chọn lựa.

2. Cuộc sống bên nước bạn​

Khi biết mình sẽ được du học, tôi vui lắm! Do lần đầu đi xa, vượt khỏi biên giới VN, lại là du học chứ không phải là du lịch nên mọi thứ gần như phải đem hết. Hành lý nặng hơn 40kg, gồm: quần áo, sách vở, từ điển, máy tính xách tay, nhu yếu phẩm (bàn chải, kem…), cả giày dép nữa. Chủ yếu vẫn là sách vở.

Sang đây cái gì cũng mới từ quang cảnh đến môi trường học tập. Một phòng trong ký túc xá vừa đủ cho 2 người, mỗi phòng có 2 bàn học, 2 tủ, 1 tivi , 1 lò sưởi (bằng nước nóng) 2 giường và 2 bộ chăn gối (phòng 2 người). Toilet công cộng, mỗi tầng bố trí 1 khu vực tắm, giặt, nhà vệ sinh. Ở ngoài 2 ban công có bố trí dây “cáp” để SV phơi đồ nhưng chẳng mấy ai phơi vì…sợ mất. Đa số SV đều tự căng dây treo quần áo trong phòng (sau khi giặt).

Một vấn đề khác nữa là hành lý. Đối với các bạn học ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc dài hạn thì khi đi, hành lý càng gọn nhẹ càng tốt. Chỉ cần đem những nhu yếu phẩm như bàn chải, kem đánh răng, một ít sách vở và cả quần áo cũng không nên đem nhiều.

Sang đây học, thiếu gì mua đó. Có một số bạn thích tự mình nấu ăn nên đem theo cả nước tương, nước mắm, chanh, gia vị… nhiều vô kể. Theo kinh nghiệm của bản thân thì tôi thấy không cần. Sang đây mua thiếu gì. Dẫu biết rằng chanh VN vẫn nhiều nước hơn, nước mắm VN là số một nhưng mình dùng đỡ hàng TQ cũng có sao đâu! Phải biết thích nghi với đời sống mới thôi.

Và cái quan trọng hơn hết là… “chọn bạn mà chơi”! Đầu tiên cần phải nói là dù học ở đâu thì mình cũng sẽ tiếp xúc với đủ loại người, tốt có, xấu có, vì thế cần biết chọn bạn mà chơi. Nói thế không có nghĩa gặp người không tốt thì “lành lùng” ra mặt. Điều này sẽ có hại đấy. Bạn cũng cần chào hỏi họ vài câu hay chỉ đơn giản là mỉm cười. Cũng từ chối khéo kéo những yêu cầu, rủ rê không chính đáng của họ.

Ở Trung Quốc, ít học sinh VN nào đi làm thêm, tôi cũng vậy. Tôi chon cách làm thêm là… cộng tác báo, dịch bài, viết tin. Nếu trình độ tiếng Anh khá thì có thể nghĩ đến việc dạy thêm. Mọi chi phí em đều dựa vào khoản trợ cấp của nhà trường, khoảng 1triệu rưỡi/tháng. Nhiều không? Không đâu, mức sống ở BK này cao lắm cái gì cũng đắt! Một học kỳ 4 tháng, tôi chỉ để dành khoảng 200.000 VND. Gia đình em có gửi một ít tiền để tôi phòng bất trắc nhưng tôi dùng số tiền đó để mua vé may bay.

Bên TQ vẫn chia ra thành 2 học kỳ và thời gian nhập học, nghỉ học gần giống với VN nên thi xong là về ăn Tết ta, thi thêm cái nữa là về nghỉ hè. Biết tiết kiệm tiền, có tiền thì đều đều 4 tháng về nhà một lần. Còn các bạn SV VN chỉ chọn kỳ nghỉ hè để đi du lịch, ít ai chọn kỳ nghỉ tết vì… nó rơi vào mùa đông, lạnh lắm!

du lich trung quoc Kinh nghiệm sống và học tập tại Trung Quốc


3.Đi làm thêm

Với những bạn có vốn tiếng trung khá, bạn có thể tự lên những trang web lớn của Trung Quốc để tự tìm việc làm thêm cho mình, ví dụ: www.zhaopin.com; www.58.com/ www.51job.com ; www.ganji.com vv, bạn có thể tìm những cửa hàng đồ ăn nhanh hoặc quán đồ tây(nếu bạn có chút tiếng Anh), hoặc phiên dịch khẩu ngữ cho các nơi( Bắc Kinh, Quảng Châu, Nam Ninh, Thượng hải, Triết Giang…. khá dễ tìm việc đối vs ng VN).

4. Du lịch Trung Quốc​

Bên TQ có được cái lợi thế là các kỳ nghỉ lễ tết được nghỉ khá nhiều (1 học kỳ 4 tháng, nghỉ hè hơn 1 tháng , nghỉ tết cũng hơn 1 tháng gần 2 tháng, nào thì nghỉ quốc khánh 1 tuần, tế đoan ngọ, tết trùng dương, tế thanh minh, tế trung thu…. ). Sau đây là một số địa điểm nổi tiếng:

Tử Cấm Thành

Với tên gọi mang ý nghĩ là nhà của nhà Vua ở, được xây dựng theo kết cấu ba vòng thành, tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ đại lớn nhất, quy mô nhất còn tồn tại đến ngày nay trên thế giới. Được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 4 (nhà Minh), đến nay Tử Cấm Thành đã có hơn 600 năm lịch sử. Đến Bắc Kinh, ta không thể không ghé thăm Tử Cấm Thành, chiêm ngưỡng, thưởng thức và hồi tưởng một thời huy hoàng của phong kiến Trung Hoa.

Thiên An Môn

Thiên An Môn là quảng trường được người dân Trung Quốc xem như là trung tâm của đất nước. Đây là nơi chứng kiến và diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại của Trung Quốc như cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn 1989 (còn được biết đến với tên gọi Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn). Đến quảng trường Thiên An Môn, bạn có thể đi thăm bia kỉ niệm anh hùng Nhân dân, lăng Mao Trạch Đông, bảo tàng lịch sử quốc gia, đại lộ Trường An …

Vạn lý trường thành

Được xây dựng vào thời nhà Tần, từ thế kỷ 5 trước Công nguyên cho đến thế kỷ 16, bức tường thành dài nổi tiếng của Trung Quốc, Vạn lý trường thành (ý nghĩ là Thành dài vạn lý) là một công trình có thể coi là lớn nhất của loài người từng tạo ra, là một kì quan được dựng xây bằng xương máu. Vào thời điểm đó, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng nhằm chống lại sự xâm lược của giặc ngoài. Người Trung Quốc có câu ” Bất đáo trường thành phi hảo hán”, và du khách đến Trung Quốc cũng không thể nào bỏ qua cơ hội đi thăm bức tường thành nổi tiếng này.

Di Hòa Viên – Cung điện mùa hè

Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm. Hai cảnh nổi bật ở Di Hòa Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó có diện tích hồ chiếm 220 mẫu.
Vườn chia làm 3 khu vực. Khu hành chính chủ yếu là Nhân Thọ Điện – nơi Từ Hy tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự. Khu nghỉ ngơi gồm các điện và vườn hoa. Và cuối cùng là khu phong cảnh.
Theo mỗi bước chân du khách là tiếng xào xạc của những chiếc lá khô ven đường, những đóa sen hồng rạng rỡ đang khoe mình dưới ánh nắng ban mai…, tất cả những điều ấy sẽ đưa du khách nhẹ nhàng đi vào thế giới của “khu vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa” như tên gọi vốn có của nơi đây – Di Hoà Viên – Cung điện mùa hè.

Sân vận động Olympic
Được khởi công xây dựng vào năm 2001, sân vận động Olympic Bắc Kinh được người ta biết đến với cái tên sân vận động “Tổ chim” do thiết kế độc đáo của nó. Đây là một công trình lớn của Trung Quốc được xây dựng phục vụ cho Olympic với tổng diện tích sàn hơn 250000 mét vuông, và có sức chứa tới 91.000 người. Đến Bắc Kinh, du khách cũng đừng nên bỏ qua cơ hội thăm quan địa điểm này để chime ngưỡng một trong những công trình phục vụ cho Olympic Bắc Kinh lớn nhất thế giới.
 
Bình luận
Bên trên