Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Mỹ kiên quyết loại sạch công nghệ Trung Quốc

C
Thế giới / Tin tức 24h

Mỹ kiên quyết loại sạch công nghệ Trung Quốc​

(Tin tức 24h) - Các sản phẩm công nghệ Trung Quốc đã được sử dụng ở khắp nước Mỹ nhưng chính quyền của ông Biden kiên quyết thay thế toàn bộ.​


Mới đây, Ủy ban Truyền thông Liên bang mỹ (FCC) chính thức khởi động chương trình bồi hoàn cho việc thay thế thiết bị từ hai công ty Trung Quốc bị xem là mối đe dọa đối với an ninh Mỹ: Huawei và ZTE.
My kien quyet loai sach cong nghe Trung Quoc
Công nghệ Trung Quốc đã bị tẩy chay và loại bỏ hoàn toàn ở Mỹ, với sự hỗ trợ của Chính phủ.
Theo Bloomberg, các công ty viễn thông bắt đầu tính toán chi phí để loại bỏ thiết bị của Trung Quốc.
John Nettles - Chủ tịch của Pine Belt Communications, một nhà mạng ở Alabama (Mỹ), cho biết các công ty buộc phải hoàn thành việc này trong vòng 1 năm sau khi nhận được khoản bồi hoàn đầu tiên từ Chính phủ.
Nếu không có các khoản tiền trợ cấp, những công ty viễn thông cỡ nhỏ ở nông thôn, phục vụ dưới 10 triệu khách hàng, sẽ không đủ khả năng tuân thủ lệnh của chính phủ.
Nhưng nhờ khoản tiền này, họ sẽ thuê nhân lực và có đủ thiết bị thay thế để hoàn thành nhiệm vụ mà FCC đặt ra trước thời hạn. Nettles ước tính cần một nhóm 4 người làm việc theo tuần để đại tu từng tòa trong số 67 tháp viễn thông của công ty.
Do tình trạng thiếu chất bán dẫn làm gián đoạn chuỗi cung ứng, Nettles lo rằng công ty mình và các nhà mạng nông thôn Mỹ sẽ không thể loại bỏ và thay thế thiết bị một cách trơn tru, trong phạm vi ngân sách dự kiến.
Nettles ước tính việc thay thế thiết bị sẽ tốn khoảng 25 triệu USD. Nếu Pine Belt Communications nhận được số tiền ít hơn, ông có thể sẽ phải đóng 1/5 mạng lưới viễn thông của mình, hoặc phải tìm nguồn tài trợ ở nơi khác.
Từ năm 2012, các nhà mạng lớn ở Mỹ đã bị cấm sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE. Dù vậy, hai hãng này vẫn tiếp tục cung cấp cho các nhà mạng nhỏ, ở nông thôn. Đến tháng 6/2020, Mỹ tiếp tục cấm các nhà mạng nhỏ sử dụng tiền của liên bang để mua hoặc duy trì thiết bị của hai hãng này.
Các nhà mạng nhỏ thường dựa vào trợ cấp của liên bang. Vì thế, quyết định trên buộc họ phải thay thế trong vài năm. Khoảng 50 nhà mạng ở nông thôn Mỹ cho biết việc này sẽ khiến họ mất tổng cộng 1,8 tỷ USD.
Nỗ lực loại bỏ thiết bị Trung Quốc được cho là hành động có chiến lược rõ ràng của Washington.
Huawei đã mất quyền tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, cũng như mất các thị trường Châu Âu và thị trường Mỹ. ZTE đơn giản là biến mất - sự phụ thuộc của nó vào nguồn cung cấp bên ngoài là quá lớn.
Ngay cả Xiaomi và nhà sản xuất máy bay không người lái nổi tiếng DJI cũng bị tấn công.
Chỉ trong vòng một năm, Mỹ đã đánh sập một trong những ngành chủ chốt của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời chỉ cần một lần ra tay đã bóp nát giấc mơ trở thành nhà lãnh đạo kỹ thuật trên thị trường thế giới của Bắc Kinh. Giới quan sát chú ý đặc biệt đến ngành sản xuất chip của Trung Quốc trước sức ép của Mỹ.
Hiện chỉ có hai quốc gia trên thế giới sản xuất thiết bị in thạch bản - Hà Lan (công ty ASML), chiếm 62% thị trường và Nhật Bản (các công ty Canon và Nikon) - 38%.
Ba nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới - Intel, Samsung và TSMC - đã trở nên phụ thuộc vào các sản phẩm của ASML. Và chỉ có Hà Lan mới làm được thiết bị khắc các phần tử có kích thước 7 và 5 nm ở quy mô công nghiệp, phục vụ trong các sản phẩm của Trung Quốc. Trong khi đó, công ty Trung Quốc đã bị cắt hợp đồng với ASML hồi năm 2018 dưới sức ép của Mỹ.
Với việc đó, Trung Quốc không chỉ bị từ chối cung cấp những thiết bị mới nhất cho phép chụp ảnh quang khắc mà còn bị từ chối bảo dưỡng những thiết bị cũ, và chính đây là một điểm mang tầm quan trọng sống còn.
Trong năm 2014, Trung Quốc đã bán khối lượng sản phẩm vi điện tử trị giá 660 tỷ USD - chiếm 28,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhưng lệnh cấm được ban hành khiến khả năng tiếp cận và sản xuất thay thế của Bắc Kinh gần như bằng 0.
Cho đến nay, doanh số bán mặt hàng này đã giảm xuống còn chỉ 350 tỷ và đang tiếp tục giảm sâu, và cùng với đó là thị phần của chính Trung Quốc trên thị trường thế giới bị co lại, trong tình hình thiếu chip trở nên nghiêm trọng.
Hiện, Trung Quốc vẫn chỉ sử dụng các chip lỗi thời trong các mẫu điện thoại thông minh mới nhất - đơn giản là vì Trung Quốc là không có và sẽ không bao giờ có những chip khác.
Giới phân tích cho biết, để có thể xây dựng được ngành công nghiệp quang khắc (photolithographic) của riêng mình, cần phải mất hàng thập kỷ. Theo ước tính, ít nhất là 30 năm với điều kiện có trình độ phát triển khoa học và công nghệ ở trình độ không kém, ví như Hàn Quốc. Nguồn tiền đầu tư khổng lồ vào các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Nhưng kể cả có đầu tư như vậy thì bạn cũng chỉ nhận được thiết bị chắc chắn đã lạc hậu (trong giới hạn khoảng 15–20 năm).
 
Thẻ
mỹ kiên quyết loại sạch công nghệ trung quốc
Bình luận
Bên trên