Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Đất nước cổ tích Bhutan

C

Đất nước cổ tích Bhutan​

Thủ đô Thimphu của Bhutan mang lại cảm giác dễ chịu, tươi mới cho những ai cảm thấy mệt mỏi vì giao thông và ô nhiễm tại các thành phố lớn. Du khách có thể hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn những ngọn núi xanh thẳm và các đỉnh tuyết trắng ở đằng xa.

Tại Bhutan, cuộc sống dường như không vội vã. Nam giới, phụ nữ và trẻ em thường mặc trang phục truyền thống, di chuyển bình tĩnh. Cõ lẽ đây là quốc gia duy nhất trên thế giới không sử dụng đèn giao thông, chỉ có các cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh.

Nhưng bên dưới vẻ bề ngoài đó, đất nước thanh bình này đã trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng kể từ năm ngoái.

Nằm kẹp giữa hai “ông lớn” châu Á - Trung Quốc ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam, quốc gia vùng Himalaya, với dân số khoảng 800.000 người, đã thấp thỏm khi binh sĩ của hai cường quốc quân sự đối đầu nhau tại khu vực tranh chấp biên giới.

Đụng độ đã tại xảy ra tại một cao nguyên chiến lược có tên gọi Doklam - tọa lạc tại khu vực ngã ba giữa Ấn Độ, Bhutan và Trung Quốc.

Doklam, một khu vực vùng núi hẻo lánh, đang bị tranh chấp khi cả Bhutan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Ấn Độ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Bhutan đối với Doklam.

Khi Trung Quốc bắt đầu mở rộng một con đường vào tháng 6/2017, các binh sĩ Ấn Độ đã can thiệp và ngăn chặn việc thi công, gây ra một cuộc đối đầu giữa hai bên.

Delhi nói rằng con đường mà Trung Quốc xây dựng gây ra các lo ngại về an ninh. Ấn Độ lo ngại nếu xảy ra bất kỳ một cuộc xung đột nào trong tương lai, các binh sĩ Trung Quốc có thể sử dụng nó để kiểm soát Hành lang Siliguri quan trọng về mặt chiến lược của Ấn Độ, được gọi là “Cổ gà”, kết nối các bang ở đông bắc Ấn Độ với phần còn lại của nước này.

Những bức ảnh này như vẽ nên câu chuyện cổ tích có thật về một ngôi làng nhỏ trong rừng, những tu viện yên bình bên núi tuyết và những con người ở vương quốc Bhutan trên dãy Himalaya. “Chúng tôi đi ngang qua ngôi làng nhỏ này ở thị trấn Paro, Bhutan trong một buổi chiều đầy nắng sau một ngày leo lên tu viện Tiger Nest. Khi nhìn thấy cây đào cổ thụ trong nhà đó, mọi mệt mỏi đều tan biến. Những đứa trẻ đi học về đùa giỡn, nói chuyện trong không gian yên bình như cổ tích ”, nhiếp ảnh gia Hải Piano cho biết.

Khoảnh khắc cảnh vật vào lúc bình minh trên đèo Dochula.

Khoảnh khắc cảnh vật vào lúc bình minh trên đèo Dochula.​

Nguyễn Thanh Tùng cho biết, anh chụp bức ảnh này vào một buổi sáng khi trên đường đi từ Thimphu đến cố đô Punakha, cả dãy núi tuyết Himalaya rực sáng khi bình minh lên quanh khu rừng thông cổ thụ trên đèo Dochula.

bình minh lên quanh khu rừng thông cổ thụ trên đèo Dochula.​

Những người này sẽ nhập vai hiệp sĩ thần thoại.

Những người này sẽ nhập vai hiệp sĩ thần thoại.​

Pháo đài ở cố đô Punakha với kiến trúc uy nghi nhưng gần gũi. Phần lớn các pháo đài, một nửa diện tích là cơ quan hành chính, nửa còn lại là tu viện Phật giáo.

Pháo đài ở cố đô Punakha với kiến trúc uy nghi nhưng gần gũi. Phần lớn các pháo đài, một nửa diện tích là cơ quan hành chính, nửa còn lại là tu viện Phật giáo.​

Lễ hội Tsechu phổ biến ở mọi vùng của Bhutan, chủ yếu là múa mặt nạ để xua đuổi tà ma và mang lại hòa bình. Ảnh chụp ở Bumthang, miền trung Bhutan.

Lễ hội Tsechu phổ biến ở mọi vùng của Bhutan, chủ yếu là múa mặt nạ để xua đuổi tà ma và mang lại hòa bình. Ảnh chụp ở Bumthang, miền trung Bhutan.​

Phật giáo Himalaya hay Kim Cương thừa là quốc giáo của Bhutan. Phật giáo tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa nước này, lối sống và cách thức cai trị đất nước Bhutan. Họ thường cầu nguyện 3 lần một ngày: buổi sáng trước khi đi làm hoặc đi học, buổi chiều sau khi kết thúc công việc và buổi tối trước khi đi ngủ. Và không giống như một số quốc gia châu Á, lời cầu nguyện của họ không phải cầu xin sự an toàn cho cá nhân mà cầu bình an cho chúng sinh, nhân loại.

Phật giáo Himalaya hay Kim Cương thừa là quốc giáo của Bhutan. Phật giáo tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa nước này, lối sống và cách thức cai trị đất nước Bhutan. Họ thường cầu nguyện 3 lần một ngày: buổi sáng trước khi đi làm hoặc đi học, buổi chiều sau khi kết thúc công việc và buổi tối trước khi đi ngủ. Và không giống như một số quốc gia châu Á, lời cầu nguyện của họ không phải cầu xin sự an toàn cho cá nhân mà cầu bình an cho chúng sinh, nhân loại.​

Làng Radi ở đông bắc Bhutan được mệnh danh là thảm vàng hay vựa lúa, bởi cấu trúc bậc thang uốn lượn vùng núi, bao quanh ngôi làng.

Làng Radi ở đông bắc Bhutan được mệnh danh là thảm vàng hay vựa lúa, bởi cấu trúc bậc thang uốn lượn vùng núi, bao quanh ngôi làng.​


Trang phục truyền thống của Bhutan. Khung cảnh như trong thần thoại với anh đào cổ thụ, những cô gái mặc trang phục truyền thống Kira. Các chàng trai lịch lãm trong set đồ GHO.

Trang phục truyền thống của Bhutan. Khung cảnh như trong thần thoại với anh đào cổ thụ, những cô gái mặc trang phục truyền thống Kira. Các chàng trai lịch lãm trong set đồ GHO.​

Học sinh ở Bumthang - miền Trung Bhutan chơi đùa bên gốc đào gần cung điện.

Học sinh ở Bumthang - miền Trung Bhutan chơi đùa bên gốc đào gần cung điện.​

Thung lũng Punakha đẹp mùa lúa chín.

Thung lũng Punakha đẹp mùa lúa chín.​

Từ Bumthang đến Mongar, khung cảnh giống như vùng ôn đới như châu Âu, với những rừng thông cổ thụ vĩ đại ở độ cao trên 3.000m. Rừng phong chuyển sang màu vàng đỏ rực rỡ hòa cùng màu xanh của lá thông và đỉnh núi tuyết phía xa.

Từ Bumthang đến Mongar, khung cảnh giống như vùng ôn đới như châu Âu, với những rừng thông cổ thụ vĩ đại ở độ cao trên 3.000m. Rừng phong chuyển sang màu vàng đỏ rực rỡ hòa cùng màu xanh của lá thông và đỉnh núi tuyết phía xa.​


Pháo đài làng Drukgyel, một trong những ngôi làng cổ nhất Bhutan - trong, ngọn núi phía sau này là biên giới giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và Bhutan. Pháo đài trên đỉnh đồi được xây dựng vào năm 1649.

Pháo đài làng Drukgyel, một trong những ngôi làng cổ nhất Bhutan - trong, ngọn núi phía sau này là biên giới giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và Bhutan. Pháo đài trên đỉnh đồi được xây dựng vào năm 1649.​

Lần đầu tiên leo lên tu viện huyền thoại Tiger Nest trên vách đá có độ cao 3.200 mét với không khí loãng thiếu oxy, nhiều người Việt Nam đã cố gắng đến đích bởi niềm tin rằng nếu đến được nơi mà Guru Rinpoche đã thiền định sẽ mang lại cho họ sự an lành và hạnh phúc.

Lần đầu tiên leo lên tu viện huyền thoại Tiger Nest trên vách đá có độ cao 3.200 mét với không khí loãng thiếu oxy, nhiều người Việt Nam đã cố gắng đến đích bởi niềm tin rằng nếu đến được nơi mà Guru Rinpoche đã thiền định sẽ mang lại cho họ sự an lành và hạnh phúc.​

Lễ hội Khaling ở phía đông Bhutan mừng được mùa.
 
Thẻ
đất nước cổ tích bhutan
Bình luận
Bên trên