Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Lễ Vu Lan báo hiếu: nguồn gốc, ý nghĩa và những điều nên biết

Lập Thành

Rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ Tết quan trọng của người Việt. Đây là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu với tổ tiên, cha mẹ với mục đích giáo dục con người về lòng biết hơn, hiếu thảo với đấng sinh thành. Tuy nhiên, ít ai biết rõ nguồn gốc, ý nghĩa, câu chuyện về ngày Rằm tháng 7 ra sao?​

Rằm tháng 7 là ngày gì?
Điều ít ai biết, lễ cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc, về sau mới lan rộng đến những nước khác ở châu Á, tuy nhiên có những điểm khác biệt tùy theo văn hóa của mỗi quốc gia mà cách thể hiện mỗi nơi có khác nhau.
Vào thời cổ đại, việc cúng "ngày Rằm tháng bảy" vốn là lễ cúng tổ tiên của người dân Trung Quốc, có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Quan niệm của đạo này cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”).
Đầu tháng này, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng.
Người trần gian muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày rằm tháng 7 họ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình.
Ở Trung Quốc lễ cúng cô hồn được gọi là Tiết Trung Nguyên, người Việt đọc trại thành Tết Trung Nguyên, tất cả những điều này đều được ghi rõ trong Huyền Đô Đại Hiến kinh của Đạo Giáo.
Lễ này thường được tổ chức vào buổi chiều hoặc ban đêm vì người ta tin rằng hồn ma sẽ thoát khỏi địa ngục lúc mặt trời lặn. Các nhà sư và thầy cúng thường ném gạo hoặc những thức ăn nhỏ khác vào không khí theo mọi hướng để phân phát cho các hồn ma.
Vào ngày thứ mười lăm, cõi thiên đàng và địa ngục và cõi người sống mở cửa và cả tín đồ Đạo giáo và Phật giáo sẽ thực hiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khổ của người quá cố.
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng 7 thường được cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi mặt Trời đã lặn.
Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày "Xá tội vong nhân" nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn", "cúng thí thực" (tặng thức ăn).
Vì vậy, vào tháng 7 âm lịch, dân gian còn hay gọi là "tháng cô hồn", phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện. Dù vậy, có nhiều nhà kinh doanh cho rằng, tháng 7 âm lịch cũng là tháng bắt đầu mua hàng để tích trữ bán trong dịp tết Nguyên đán.
Rằm tháng 7 (hay còn có tên gọi khác là lễ Vu Lan) còn là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Theo truyền thống lâu đời của người Việt Nam, lễ này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm và được người dân khá coi trọng.
ảnh 5.jpg
Nguồn gốc của lễ Vu Lan
Nguồn gốc của ngày rằm tháng 7 bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Mẹ của Mục Kiền Liên là một người sống rất xa hoa, tham lam, độc ác và không tin vào Tam Bảo. Thường ngày, bà nấu rất nhiều thức ăn và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất. Còn cậu bé Mục Kiền Liên - con trai của bà có tính tình hiền lành, chịu khó, trái ngược hoàn toàn với mẹ cậu. Cậu bé luôn nhặt lại những hạt cơm của mẹ làm rơi xuống, rửa sạch đi rồi ăn lại chúng.
Vì vậy, tất cả mọi người xung quanh và quen biết đều rất yêu mến, khen ngợi cậu hết lời. Sau khi bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên đã xin xuất gia theo học Phật và trở thành đệ tử của Đức Phật. Khi có được phép thuật, Mục Kiền Liên liền dùng tuệ nhãn để tìm mẹ khắp nơi trong trời đất, cuối cùng cậu đã thấy mẹ nơi đại địa ngục.
Mục Kiền Liên trông thấy mẹ tóc tai rối xù, thân hình chỉ còn da bọc xương, đói khát, úp mặt xuống đất không thể ngưỡng nổi đầu lên. Mục Kiền Lên đau xót vô cùng, ôm mẹ bật khóc rồi dâng cho mẹ một bát cơm ăn cho đỡ đói. Thế nhưng, bà Thanh Đề vẫn còn quá sân tham, vì vậy khi đưa cơm đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được.
Mục Kiền Liên đã bất lực khi nhìn thấy cảnh này, cậu càng đau xót khi không thể cứu được mẹ mình và quay về tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn.
Đức Phật nói nếu muốn cứu mẹ thoát khỏi kiếp đọa đày, được sanh về cõi lành thì ngày 15 tháng 7 Âm lịch tức là ngày Tự Tứ của chư Tăng, cậu hãy mời tất cả các nhà sư lại và sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy phước cứu mẹ.
Cũng kể từ đó, ngày 15 tháng 7 (tức Rằm tháng Bảy) trở thành ngày tri ân, báo hiếu theo tương truyền trong Phật giáo.
ảnh 1.jpg
Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan
ảnh 2.jpg
Về mặt ý nghĩa, ngày lễ Vu Lan là ngày để tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi chúng ta. Vu Lan là “báo hiếu”, không chỉ dừng lại là báo hiếu đối với bố mẹ ở kiếp này mà còn là đối với cha mẹ ở nhiều kiếp trước.
Theo đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đây là dịp để mỗi chúng ta có thể tỏ lòng thành kính, hiếu thảo và biết ơn đối với công sinh thành, nuôi dưỡng với các bậc cha mẹ.
Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu có nguồn gốc từ Đạo Phật Bắc Tông (Đại thừa), là một ngày lễ chính của Bắc Tông. Câu chuyện nguồn gốc ra đời của ngày này liên quan đến sự tích về đại đức Mục Kiền Liên (đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Từ đó, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
 
Bình luận
Xem thêm tin khác
N Nguyễn Bằng

Các nghệ nhân trang sức Trung Quốc được bảo tàng hàng đầu Hoa Kỳ sưu tầm Chúng ta rất vui mừng khi biết các nghệ nhân trang sức Trung Quốc đã được Bảo tàng Mỹ thuật Boston, một trong những bảo tàng hàng đầu Hoa Kỳ, lựa chọn để sưu tầm. Điều này cho thấy tài năng và sự sáng tạo của các nghệ nhân Trung Quốc đã được công nhận ở cấp độ quốc tế. Ba tác phẩm nghệ thuật trang sức được bảo tàng sưu tầm lần này đến từ hai nghệ nhân Trung Quốc nổi tiếng là ông Trương Chiến và bà Phùng Tỷ. Hai tác...

Du lịch - Ẩm thực

Các nghệ nhân trang sức Trung Quốc được bảo tàng hàng đầu Hoa Kỳ sưu tầm

0 bình luận
N Nguyễn Bằng

Chúng ta đều biết rằng môi trường sống lành mạnh là rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của con người. Điều này đặc biệt đúng ở Trung Quốc, nơi tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, câu chuyện về bà Qu Sanmei và hồ Chagan cho thấy rằng sự thay đổi tích cực là có thể. Suy thoái môi trường ở hồ Chagan Hồ Chagan nằm ở tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc. Vào những năm 1970, hồ này chỉ còn vài chục mét vuông nước do nguồn...

Du lịch - Ẩm thực

Người phụ nữ ở đông bắc Trung Quốc đánh bắt sự thịnh vượng từ hồ Chagan sạch hơn

1 bình luận
N Nguyễn Bằng

Hội chợ triển lãm Công nghệ Châu Á – CES ASIA Là một trong những sân chơi về công nghệ lớn nhất khu vực Châu Á với sự góp mặt của rất rất nhiều hãng công nghệ, ô tô… lớn trên thế giới. Hội chợ triển lãm CES ASIA tiếp tục là sàn diễn của các nhà sản xuất công nghệ hàng đầu như Epson, Huawei, Garmin, Haire, LG, ONKYO… và hàng loạt các tên tuổi không kém phần hấp dẫn trong nghành công nghiệp ô tô như KIA, Hyundai, Mitsubishi… Trí tuệ nhân tạo, công nghệ AI, VR, điện thoại di động và còn nhiều...

Du lịch - Ẩm thực

Hội chợ triển lãm Công nghệ Châu Á – CES ASIA

9 bình luận
S saigonstartravel

Tour Du Lịch Tết Nguyên Đán 2023 Có Gì Hấp Dẫn Chuyến du lịch Tết từ trong ra ngoài nước của bạn sẽ thêm phần hứng khởi với hàng loạt gợi ý hay ho đến từ Saigon Star. Bỏ túi ngay những điểm đến đầy thú vị để chào đón xuân Quý Mão tràn ngập những điều mới lạ nhé! Tết Nguyên đán 2023 đang rất gần rồi ơi. Bạn đã lên kế hoạch vi vu du xuân chưa? Nếu vẫn còn đang phân vân giữa vô vàn điểm đến thú vị, lo lắng sợ khách sạn hết phòng, vật giá leo thang,... thì đích thị bài viết này là dành cho bạn...

Du lịch - Ẩm thực

Tour Du Lịch Tết Nguyên Đán 2023

1 bình luận
donbaclieu donbaclieu

Đặt tiệc buffet lưu động Don catering

Du lịch - Ẩm thực

Nhận đặt tiệc buffet, tea break, finger food, cocktail, set menu cho các sự kiện công ty và gia đình

3 bình luận
Hạ Thiên Hạ Thiên

Người dân có xu hướng du lịch nội tỉnh, nghỉ ngơi tại chỗ thay vì du lịch liên tỉnh vì các biện pháp siết chặt trong kỳ nghỉ Quốc khánh. Kỳ nghỉ Quốc khánh, hay còn gọi là tuần lễ vàng của du lịch Trung Quốc, kéo dài từ ngày 1/10 đến ngày 7/10 hàng năm, là thời điểm du lịch bùng nổ ở quốc gia tỷ dân. Mọi năm, vào thời gian này, các nhà ga, sân bay, điểm tham quan, du lịch luôn trong tình trạng ùn ứ, chật kín khách. Nhưng năm nay, để đảm bảo phòng chống dịch bệnh và chuẩn bị cho Đại hội...

Du lịch - Ẩm thực

'Tuần lễ vàng' vắng khách hiếm thấy ở Trung Quốc

5 bình luận
Bên trên