Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Liêu Trai chí dị 聊齋志異

C
Liêu Trai chí dị (chữ Hán: 聊齋志異), với ý nghĩa là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, là tập truyện ngắn gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của nhà văn Trung Quốc Bồ Tùng Linh. Bộ truyện này được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại. Dựa trên cơ sở tập Liêu Trai chí dị - Hội hiệu hội chú hội bình do Trung Hoa thư cục Thượng Hải biên tập và ấn hành năm 1962 gồm 12 quyển, 496 bài và 8 đoạn phụ lục, các dịch giả như Nguyễn Huệ Chi, Cao Xuân Huy, Phạm Tú Châu, Đỗ Ngọc Toại, Nguyễn Đức Lân, Trần Thị Băng Thanh v.v. đã dịch nhiều truyện sang tiếng Việt và lưu truyền rộng rãi tại Việt Nam.
1649297583903.png

Mục lục​

Đề tài​

Đề tài chủ yếu của Liêu Trai chí dị do tác giả sưu tầm trong dân gian, hoặc rút từ truyện chí quái đời Lục triều, các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm. Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma quái, hồ ly, lang sói, hổ, báo, khỉ, vượn, voi, rắn độc trùng cho tới cây cỏ hoa lá, khói mây gạch đá v.v. nhưng không chỉ vậy, xuyên suốt các tác phẩm là những câu chuyện về người và việc trong cuộc sống hiện thực. Tất cả những đề tài trên được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm ý chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sỹ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu.

Có thể chia tập truyện thành 3 cụm đề tài chính:

  1. Đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn tham quan, cường hào ác bá.
  2. Phơi bày những tệ lậu của chế độ khoa cử, đả kích việc dùng văn bát cổ để chọn nhân tài.
  3. Nguyện vọng đập tan những trói buộc của chế độ hôn nhân phong kiến, giành lấy quyền tự do yêu đương của nam nữ thanh niên.

Một số truyện tiêu biểu​

1649297621898.png

  1. Nhiếp Tiểu Thiện 聶小倩 (hay thường được biết với tên Thiện nữ u hồn 倩女幽魂), kể về Ninh Thái Thần (người đất Chiết - tỉnh Chiết Giang) có việc đến Kim Hoa, vào tá túc trong một ngôi chùa, tình cờ quen được Yến Xích Hà, người đất Tấn, Thiểm Tây. Lại kể chuyện Nhiếp Tiểu Thiện là một cô gái đã mất năm 18 tuổi, được chôn cạnh chùa nhưng bị yêu tinh khống chế bắt phải quyến rũ để giết người. Tiểu Thiện vốn định đến quyến rũ Ninh Thái Thần nhưng Thái Thần là người đoan chính không bị dụ dỗ, Tiểu Thiện sinh cảm mến, nói hết mọi chuyện, lại dặn Thái Thần chỉ cần ở bên Xích Hà thì sẽ được bình yên. Xích Hà vốn là kiếm sĩ có tráp đựng bảo kiếm diệt yêu, đêm ấy xuất kiếm đánh thương yêu tinh. Ninh Thái Thần xong việc quay về nhà, lúc tạ từ được Xích Hà tặng cho bao da đựng kiếm, có thể tránh tà ma. Thái Thần dời mộ Tiểu Thiện về chôn gần nhà, giới thiệu cô với cha mẹ, Tiểu Thiện đỡ đần việc nhà, hiếu thảo với phụ mẫu Thái Thần nên hai người từ nghi hoặc cảnh giác chuyển sang quý mến. Thái Thần biết Tiểu Thiện là ma nên không dám treo chiếc bao da lên sợ tổn hại cô. Chợt một hôm, Tiểu Thiện có dự cảm yêu tinh đến trả thù, bảo Thái Thần đem bao da ra treo, phần cô thì do hấp thụ sinh khí đã không sợ bao da nữa. Đêm ấy nhờ chiếc bao da mà diệt được yêu tinh. Sau này Thái Thần đậu tiến sĩ, lấy thêm vợ, đẻ con, gia đình đều được yên ổn hạnh phúc.
  2. Họa bì 画皮, kể về Vương Sinh người Thái Nguyên (Sơn Tây) ngẫu nhiên đi đường gặp một cô gái xinh đẹp nói mình đang lâm nạn, Vương đưa về nhà cho trú ngụ rồi cùng chung chạ. Một hôm gặp một đạo sĩ, thấy Vương có tà khí bèn cảnh tỉnh, nhưng Vương xem thường không nghe. Về đến nhà lén rình cô gái thì phát hiện đó là con quỷ khoác tấm da người, Vương sợ hãi tìm đạo sĩ giúp. Đạo sĩ cho Sinh một chiếc phất trần dặn đem treo ở nhà. Con quỷ ban đầu còn sợ nhưng sau liều xông vào móc tim Vương rồi trốn. Em trai Vương đến tìm đạo sĩ nhờ đó thu phục được con quỷ. Vợ Vương là Trần thị cầu xin đạo sĩ bày cách cứu chồng, đạo sĩ còn từ chối nhưng Trần thị thiết tha nài nỉ đạo sĩ mới bày cách dặn đi tìm một người điên ở chợ, lại dặn dù có bị đánh đập hay làm nhục vẫn phải nhẫn nhục cầu xin người ấy. Trần thị tìm được người điên dù bị cào cấu đánh đập cũng vẫn nhẫn nhục, người điên lại bắt Trần thị phải nuốt cục đờm của mình rồi đi mất. Không được việc gì lại phải chịu nhục nuốt đờm người khác, Trần thị tủi hổ về khóc bên xác chồng, bỗng thấy cổ vướng liền nôn ra một quả tim rơi vào ngực chồng, nhờ đó Vương sinh sống lại.
  3. Họa bích 画壁(Bức họa trên tường), kể về Mạnh Long Đàm cùng một viên Hiếu liêm họ Chu lên kinh đô, tình cờ vào chơi một ngôi chùa có vị sư già. Chu tình cờ đi lọt được vào bức vẽ trên tường, rồi quen biết tằng tịu với một cô gái trong đó. Mạnh phát hiện không thấy Chu đâu liền hỏi sư già. Vị sư liền gọi Chu từ bức vẽ đi ra. Chu ra tới nơi hốt hoảng hỏi sư già nguyên cớ, sư đáp "Ảo giác từ lòng người sinh ra, lão tăng làm sao giải thích được?", Chu và Mạnh bất giác kinh hãi, bái biệt mà về.
  4. Tiểu Thuý
  5. Thư sinh họ Diệp
  6. Đạo sĩ núi Lao
  7. Thụy Vân
  8. Vương Thành
  9. Anh Ninh
  10. Không đề
  11. Hồng Ngọc
  12. Bành Hải Thu
  13. Xảo Nương
  14. Ngũ Thu Nguyệt
  15. Cừu Đại Nương
  16. Tiểu Thu
  17. Thanh Phượng
  18. Phòng Văn Thục
  19. Công Tôn Hạ
  20. Thạch Thanh Hư
  21. Thanh Mai
  22. Cô gái áo xanh 绿衣女 kể về Vu Cảnh, người Ích Đô, đến ở nhờ chùa Lễ Tuyền để học, một hôm đang đêm thấy có cô gái mặc áo xanh đến làm quen. Vu hỏi han thân thế gốc tích nhưng cô gái nói lảng không đáp, hai người trò chuyện cảm mến rồi ân ái, sau đó đêm nào cũng tới tâm tình. Một hôm cô gái bất an có dự cảm chẳng lành, lúc cô gái đi nhờ Vu tiến ra cửa đến khi vừa khuất bóng thì có tiếng kêu cứu, chạy ra thì thấy có con nhện đang bắt một con ong xanh. Vu cứu lấy con ong mang vào phòng, một lát con ong hồi tỉnh, lê đến nghiên mực viết chữ "tạ" rồi bay đi mất, từ ấy không quay lại nữa.[1]
  23. Đảo tiên
  24. Gái thần
  25. Thôi Mãnh
  26. Liên Hương
  27. Trương Hồng Tiệm
  28. Cô gái nghĩa hiệp
  29. Đại Nam
  30. Thư sinh họ Đổng
  31. Vợ thi hộ chồng
  32. Tinh cúc nghề hoa (Hoàng Anh)
  33. Bạch Thu Luyện
  34. Cát cân
  35. Mũi dao Kinh Kha (Điền Thất Lang)
  36. Người vợ ma (Quỷ thê)

Bản dịch​

1649297681310.png

Các truyện trong bộ Liêu Trai chí dị đã được dịch và in sớm nhất tại Việt Nam từ năm 1901 trên báo Nông cổ mín đàm.[2] Bản in thành sách đầu tiên được cho là của nhóm dịch Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Viên Kiểu và Ngô Tường Vân do nhà in J.Viết (Sài Gòn) ấn hành năm 1916, gồm có 5 quyển, 42 truyện.[3] Năm 2005, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn đã xuất bản bộ Liêu trai chí dị đầy đủ do Cao Tự Thanh dịch và chú giải, bao gồm 432 truyện phần chính văn và 68 truyện phần Liêu trai chí dị thập di, tổng cộng 500 truyện[2]. Đây là bản dịch tiếng Việt đầy đủ nhất so với các bộ từ trước đến nay đã xuất bản tại Việt Nam.[2] Năm 2013, bản dịch của Cao Tự Thanh được Nhà xuất bản Phụ nữ tái bản, bổ sung thêm 30 truyện, trong đó có 29 truyện trong bản Hội hiệu hội chú hội bình và bản dịch truyện Phong Dĩ của Vũ Hi Tô được đưa vào phần Phụ lục[3].

  • Liêu Trai chí dị, 5 tập (Nguyễn Huệ Chi nghiên cứu, tuyển chọn và hiệu đính), Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
  • Liêu trai chí dị, 8 tập (Đàm Quang Hưng dịch và chú giải), Nhà xuất bản Yên Thanh, 2000, có tổng cộng 480 truyện.
  • Liêu Trai chí dị, 2 tập (Cao Tự Thanh dịch và chú giải), Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2005, có tổng cộng 500 truyện.
  • Liêu Trai chí dị, 2 tập (Cao Tự Thanh dịch và chú giải), Nhà xuất bản Phụ nữ, 2013, có tổng cộng 530 truyện.[3]
  • Liêu Trai chí dị toàn tập, 3 tập (Nguyễn Chí Viễn, Trần Văn Từ dịch và chú giải), Công ty Sách Thời Đại và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2013, có tổng cộng 445 truyện.
  • Liêu Trai chí dị, (Đào Trinh Nhất tuyển chọn và dịch), Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Văn học, 2015.
  • Liêu trai chí dị, 5 tập (Đàm Quang Hưng dịch và chú giải), Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A và Nhà xuất bản Văn học, 2016, có tổng cộng 473 truyện (đã được lược đi một số truyện trùng lặp nội dung).
 
Thẻ
liêu trai chí dị 聊齋志異
Bình luận
Bên trên