Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Tử Cấm Thành Vẻ đẹp lộng lẫy, hoa lệ - 紫禁城

C

Tử Cấm Thành Vẻ đẹp lộng lẫy, hoa lệ - 紫禁城​

1642757170821.png

Tử Cấm Thành thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi sự lộng lẫy, xa hoa, quy mô ấn tượng cũng như những sự thật thú vị đằng sau bức tường Cố Cung.​

简介:600年间,紫禁城目睹了中国封建王朝的兴衰交替,见证了中国从抵御外敌的百年屈辱走向新生后的繁盛复兴,亲历了从千年来的皇权集中走向人民民主的历史进程,是中国乃至世界这一系列历史变局的最好的见证者。大型系列纪录片《紫禁城》以“紫禁城”为眼,以“变局”为切入点,站在大历史的视角,选取中国近600年历史进程中若干“变局”事件,在历史的拐点中解读得失,从千年中华文化中汲取中国智慧,以深沉思辨的目光,透过紫禁城来认识世界,也让世界从紫禁城浓缩的600年中读懂中国。

Trong 600 năm qua, Tử Cấm Thành đã chứng kiến sự thăng trầm của các triều đại phong kiến của Trung Quốc, chứng kiến sự thịnh vượng và phục hưng của Trung Quốc sau một thế kỷ tủi nhục trước kẻ thù ngoại bang, và trải qua quá trình lịch sử từ khi tập trung quyền lực của đế quốc trong một thiên niên kỷ. dân chủ nhân dân. Nhân chứng tốt nhất cho chuỗi thay đổi lịch sử này. Loạt phim tài liệu quy mô lớn "Tử Cấm Thành" lấy "Tử Cấm Thành" làm mắt, lấy "thay đổi" làm điểm khởi đầu, và từ góc độ lịch sử lớn, chọn một số sự kiện "thay đổi" trong gần 600 năm của Trung Quốc Lịch sử và diễn giải những được và mất ở bước ngoặt của lịch sử. Dựa trên trí tuệ Trung Hoa từ ngàn năm văn hiến, bằng con mắt chiêm nghiệm sâu sắc, chúng ta có thể hiểu thế giới qua Tử Cấm Thành, và để thế giới hiểu về Trung Quốc từ tập trung 600 năm Tử Cấm Thành.


7.jpg



Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung nằm giữa thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, là một quần thể cung điện rộng 720.000 m2. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 vị hoàng đế triều Minh và 10 vị hoàng đế triều Thanh.
12.jpg


Vào năm 1406, tại thời nhà Minh, Tử Cấm Thành bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào năm 1420. Ước tính khoảng 1 triệu người thợ đã được huy động để hoàn thành việc xây dựng cung điện này. Bên cạnh đó, Tử Cấm Thành được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế, trong đó có tổng công trình sư Nguyễn An, một người Việt Nam.
1-1.jpg



Bốn góc của Tử Cấm Thành là 4 tòa tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn (phía Nam), Thần Vũ Môn (phía Bắc), Đông Hoa Môn (phía Đông), Tây Hoa Môn (phía Tây). Bên ngoài tường thành của Tử Cấm Thành là một hào nước rộng 52 m.
1-3.jpg


Đây là Cửa Ngọ Môn, cửa chính để vào Cố Cung. Khi vào Cửa Ngọ Môn, trước mặt là một quảng trường có con sông Kim Thủy chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa quảng trường có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng.
3.jpg


Cố Cung có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m. Nó gồm 800 công trình với 9999 gian phòng. Mỗi phòng đều được trang trí bằng tượng, phòng càng quan trọng thì càng có nhiều tượng. Phòng quan trọng nhất có tới 10 bức tượng.

4.jpg


Tử Cấm Thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (hay còn gọi là Tiền triều), ở phía Nam dành cho các lễ nghi và Nội đình (hay còn gọi là Hậu cung), phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.
a.jpg


Đa số mái nhà của các cung điện trong Tử Cấm Thành đều được lợp ngói lưu ly màu vàng, màu tượng trưng cho triều đình Trung Quốc. Trong thuyết ngũ hành, màu vàng tượng trưng cho thổ, gốc của vạn vật, cho nên màu vàng được giới thống trị xem là màu tôn quý nhất.
0310201017.jpg


Mái điện được chạm trổ đầu rồng kỳ công.
10.jpg


Trong khi đó, tường cung điện được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Vào thời xưa, trừ hoàng cung, chỉ có phủ thân vương và những đền miếu quan trọng mới được dùng màu đỏ để sơn tường.
8.jpg


Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành, trung tâm của Hoàng thành là Cung thành, trung tâm của Cung thành là Thái Hòa điện. Điện Thái Hòa là điện lớn nhất của Tử Cấm Thành, cao 30 m so với quảng trường xung quanh. Đây là nơi thực hiện những nghi lễ quan trọng như đăng cơ, lễ thành hôn của Hoàng gia.
a-2.jpg


Trang trí phần lớn ở điện Thái Hòa là hoa văn hình rồng. Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc.Trên trần điện được thiết kế một giếng chìm có hình rồng cuộn, từ miệng giếng tỏa ra một chùm những quả cầu bằng kim loại, được gọi là “Gương Hiên Viên” với ngụ ý quay trở về với Hiên Viên Hoàng Đế, vị vua cổ đại của Trung Quốc đã tu hành đắc đạo cưỡi rồng bay lên trời.
11.jpg


Ngai vàng của nhà vua được đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, có tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn với mọi tư thế trong điện Thái Hòa.
a-1.jpg


Gác mái điện Thái Hòa.
a-3.jpg


Đây là lối vào Cung Càn Thanh, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Sân rồng của Cung Càn Thanh có hai cửa Đông Tây mang tên Nhật tinh và Nguyệt Hoa, tượng trưng cho Mặt Trời và Mặt Trăng.
1-5.jpg


Bên trong Cung càn Thanh. Đây không chỉ là nơi ở của Hoàng Thượng và Hoàng hậu mà còn là nơi vua cùng các quan bàn chuyện chính sự.
13.jpg


Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên. Đây là nơi cảnh sắc thiên nhiên ngập tràn, khác hẳn với sự nguy nga tráng lệ của các cung điện trong Tử Cấm Thành.
a-5.jpg


Một góc trong Ngự hoa viên.
1-2.jpg


Trần cung điện trong Ngự hoa viên cũng được thiết kế tỉ mỉ tới từng chi tiết.
1-4.jpg


Phần móng của Tử Cấm Thành cũng lát các phiến đá dày 3 m để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới. Trên tường là 9 con rồng uốn mình bảo vệ Cung Ninh Thọ.
0310201019forbiddencity.jpg


Bậc thềm trong Tử Cấm Thành cũng được chạm trổ rồng bay rất công phu.





Hiện nay, Tử Cấm Thành được coi là viện bảo tàng lớn nhất thế giới, cất giữ các báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc. Công trình này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.
nguồn : https://saostar.vn/kham-pha/tu-cam-thanh-ve-dep-long-lay-hoa-le-dang-sau-co-cung-2661007.html
 
Thẻ
- 紫禁城 tử cấm thành vẻ đẹp lộng lẫy
Bình luận
Bên trên