Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Công đồng Người Hoa đón Tết tại việt nam - 华侨 人。

C

Công đồng Người Hoa đón Tết tại việt nam​


Dấu ấn đầu tiên khi bước sang tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) là, các khu phố-nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống luôn rộn ràng với việc quét dọn, tân trang nhà cửa.
1643171719078.png
Trên những tuyến phố chính như Lương Nhữ Học, Hải Thượng Lãn Ông… bao lì xì, câu đối, đèn hoa và hàng nghìn vật phẩm trang trí bày bán dọc các tuyến phố đã khiến khu Chợ Lớn rực rỡ không khí Tết. Thậm chí, nhiều cửa hàng bán đồ Tết năm nay, còn có thêm dịch vụ tới tận nhà để trang trí cho ngày Tết với giá từ 1 đến 10 triệu đồng, tùy theo tính chất, quy mô của ngôi nhà, khoảng cách xa hay gần…

Chùa bà Thiên Hậu (quận 5) là nơi người Hoa thường đến vào ngày mùng Một để cầu bình an, may mắn, làm ăn suôn sẻ cho cả năm.
Chùa bà Thiên Hậu (quận 5) là nơi người Hoa thường đến vào ngày mùng Một để cầu bình an, may mắn, làm ăn suôn sẻ cho cả năm
Tục lì xì ngày Tết của người Hoa

Cô Giang Tứ Liên, 66 tuổi, sống ở khu phố Trần Hưng Đạo (quận 5) cho biết, ngày mùng Một là ngày cả gia đình đoàn viên, sum họp, cúng bái, chúc Tết họ hàng và phát bao lì xì. Người lớn phát bao lì xì cho con cháu, cho người già… những ai còn độc thân, chưa có gia đình với ý nghĩa phát những đồng tiền may mắn đầu năm, những ai còn độc thân dù lớn tuổi vẫn được nhận bao lì xì như những người nhỏ tuổi. “Khi đến thăm viếng, chúc mừng năm mới các gia đình khác, cũng phải chuẩn bị bao lì xì để lì xì cho các em bé, những người độc thân trong gia đình mình đến. Ngoài ra, những ông chủ, giám đốc các doanh nghiệp cũng lì xì cho nhân viên trong ngày họp mặt đầu Xuân gọi là “khai công đại cát” hay “khai trương đại cát” để lấy hên, với quan niệm phát lộc đầu năm để cầu mua may, bán đắt, phát lộc, phát tài trong năm mới…”, cô Giang Tứ Liên cho hay.

Ngày mùng Một, các gia đình người Hoa chủ yếu đi chùa cầu bình an, may mắn, ít khi đến nhà người khác thăm viếng, chúc tụng, vì họ sợ sẽ mang điều không may đến cho gia chủ trong năm mới. Người Hoa cũng kiêng kỵ quét nhà trong ngày mùng Một và chỉ nói những điều vui vẻ, những câu chúc “phát tài, phát lộc” trong ngày đầu năm.

Khu phố người Hoa ở Sài Gòn đỏ rực đón Tết​

Bao lì xì, câu đối, đèn hoa và hàng nghìn vật phẩm trang trí bày bán dọc các tuyến phố đã khiến khu Chợ Lớn rực rỡ không khí Tết.
DSC03718-1423359149.jpg

Mở hàng cả ngày từ giữa tháng 12 Âm lịch nhưng mãi đến những ngày giáp Tết nguyên đán, cả khu phố trên đường Hải Thường Lãn Ông, quận 5 mới bừng lên thực sự. Nhiều nhất trong các vật phẩm trang trí là cá chép vàng, biểu tượng của sự may mắn.
DSC03732-1423359149.jpg

Hàng chục ngìn câu đối, lời chúc đầu năm được in mực vàng chói trên nền đỏ tươi. Đây cũng là những vật phẩm mà ưa thích dùng trang trí trong nhà cả năm.
DSC03766-1423359151.jpg

Pháo - biểu tượng một thời của ngày Tết giờ được thiết kế nhiều chủng loại. Vật phẩm rực rỡ, thiết kế đẹp mắt đã thu hút được rất nhiều khách tham quan và người mua.
DSC03771-1423359152.jpg

Lồng đèn đỏ - vật phẩm yêu thích của những gia đình người Hoa trong ngày Tết góp phần làm cho khu phố rực rỡ hơn. Một chủ cửa hiệu cho biết, có đến vài chục loại lồng đèn có hình dáng và kích cỡ khác nhau.
DSC03780-1423359152.jpg

Thần tài biểu tượng của sự tiền tài và hoan hỉ. Vật phẩm thường được trưng ở tủ kính hoặc quày kệ và thường được doanh nhân chọn mua.
DSC03796-1423359153.jpg

Bên cạnh các vật phẩm thiết kế sẵn, hoa mai hoa đào giả cũng góp phần tạo nên tông màu tươi vui cho khu phố. Nhiều gia đình đưa nhau đến chọn mua về để kết cho nhành mai chuẩn bị đón xuân.
DSC03806-1423359154.jpg

Biểu tượng Tết nguyên đán Ất Mùi cũng được cách điệu với hàng chục kiểu loại và hình dáng khác nhau khiến nhiều khách tham quan thích thú.
DSC03817-1423359154.jpg

Theo quan niệm của người Hoa, màu đỏ là biểu tượng của may mắn, tốt lành, an khang thịnh vượng.
FullSizeRender-1423359155.jpg

Những ngày này, đến gần 23h, cả dãy phố vẫn còn rực rỡ và nhộn nhịp khách tham gian. Theo nhiều người, đây là nơi không khí Tết đến sớm nhất tại Sài Gòn.
Hòa trong tiết xuân dìu dịu đang về khắp nơi, cộng đồng người Hoa ở TP. Châu Đốc đang tất bật với các hoạt động đón chào năm mới. Với quá trình cộng cư lâu dài, Tết Nguyên đán của người Hoa vừa có những nét đặc trưng riêng, vừa ấm áp, chan hòa văn hóa Việt.


t7a.jpg


Lặt lá mai chuẩn bị chào năm mới tại Quan Đế miếu Châu Đốc
Lẫn trong cái tấp nập, ồn ào của chợ Châu Đốc là một góc thanh bình mang tên Quan Đế miếu, nơi cộng đồng người Hoa địa phương xem là chốn lưu giữ văn hóa của mình. Trong tiết trời lành lạnh cuối năm, chúng tôi gặp gỡ ông Hà Nhi (nguyên Chủ tịch Hội Tương tế người Hoa Châu Đốc), để lắng nghe ông kể chuyện đón Tết của gia đình mình và bà con “bổn phố”. Với ông, Tết Nguyên đán là dịp linh thiêng để cháu con cùng quây quần, chúc sức khỏe ông bà và hưởng trọn vẹn sự ấm áp của tình thân, cùng hướng về một năm mới đầy may mắn, an lành và sung túc. Ông Hà Nhi cho biết, cộng đồng người Hoa ở Châu Đốc hiện có hơn 300 hộ, với các dân tộc: Tiều, Quảng, Hẹ, Phúc Kiến, Hải Nam, trong đó người Tiều chiếm số đông. Dù phân biệt ra các Hội đồng hương trong cộng đồng người Hoa nhưng họ vẫn có cùng tín ngưỡng, niềm tin và mong ước được chung sống hòa thuận, đoàn kết với người Kinh tại địa phương, cùng góp bàn tay xây dựng quê hương Châu Đốc ngày càng phồn thịnh.
Vừa trao đổi với chúng tôi, ông Hà Nhi vừa đưa mắt nhìn ra mấy cội mai già trong khuôn viên Quan Đế miếu. Vài thanh niên người Hoa đang chăm chỉ lặt từng chiếc lá một cách tỉ mẫn để chuẩn bị đón mùa xuân đến. Ông Hà Nhi chia sẻ, người Hoa cũng “đưa ông Táo về trời” vào ngày 23 tháng Chạp. Lễ vật thì tùy điều kiện từng gia đình, nhưng không quá cầu kỳ. Hôm sau, ngày 24 tháng Chạp sẽ là lúc cộng đồng người Hoa ở Châu Đốc cùng tề tựu tại Quan Đế miếu cúng cầu an trong năm mới. Đây là dịp để mọi người cùng nhìn lại những điều đã làm được trong năm và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống cho bản thân và gia đình. Sau đó, “bổn phố” sẽ cùng dự liên hoan chào năm mới để thắt chặt tình đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng.
Càng gần Tết, người Hoa càng tất bật với công việc bán buôn, nhưng họ vẫn dành thời gian dọn dẹp nhà cửa cho khang trang, sạch sẽ. Theo truyền thống, họ rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu vào ngày 30 tháng Chạp. Trước bàn thờ tổ tiên, ông Hà Nhi sẽ thắp mấy nén nhang thơm cầu mong cho gia đạo an lành, con cháu làm ăn phát đạt trong năm mới. Ở một góc linh thiêng khác, ông dâng nén nhang thành kính lên Quan Thánh Đế Quân với mong ước vị thánh này sẽ phò trợ cuộc sống cho cả gia đình, nhất là để giáo dục cháu con về tính khảng khái, trung chính trong công việc và cuộc sống.

Trong quá trình chung sống trên mảnh đất Châu Đốc này, cộng đồng người Hoa đã tiếp nhận văn hóa Việt một cách tự nhiên nên Tết Nguyên đán của họ cũng có bánh tét, thịt kho bên cạnh những món ăn truyền thống. Ngoài ra, họ cũng đi chùa lễ Phật và đến Quan Đế miếu cầu nguyện trong những ngày đầu năm. Ông Trần Bỉnh Hòa (thành viên Ban Bảo quản Quan Đế miếu) trong những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới phải tất bật đón khách đến cúng Quan Thánh Đế Quân. Ông Hòa cho hay, đó là phong tục đặc trưng của người Hoa, họ sẽ đến cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới và cúng “trả lễ” đức Quan Thánh về những điều mình đã mong ước trong năm cũ.
Ngoài ra, Ban Bảo quản Quan Đế miếu cũng tổ chức trao học bổng cho con em người Hoa có thành tích học tập tốt với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/suất, nhằm cổ vũ tinh thần cố gắng của thế hệ trẻ, động viên con cháu nỗ lực trên con đường học vấn. Trong văn hóa người Hoa, tinh thần “Tích cốc phòng cơ - dưỡng nhi đãi lão” đã trở thành nét văn hóa riêng, giáo dục các thế hệ về tính tiết kiệm, siêng năng lao động, hiếu thuận với cha mẹ, ông bà và đó là bài học mà ông Hà Nhi, ông Trần Bỉnh Hòa nói với con cháu trong mấy ngày xuân nồng ấm.
Những ngày đầu năm, trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, ông Hà Nhi và những bạn đồng liêu sẽ “cung hỷ” nhau những điều ý nghĩa, tốt đẹp nhất cho 12 tháng phía trước. Và điều họ mong mỏi nhất chính là được nhìn thấy cháu con thành đạt, đóng góp vào sự phát triển của thành phố quê hương, để Châu Đốc qua mỗi mùa xuân sẽ càng phồn thịnh, khởi sắc hơn.
#dantiengtrung.vn
#dantiengtrung
 
Thẻ
công đồng người hoa đón tết tại việt nam - 华侨 人。 华侨 人
Bình luận
Bên trên