Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa

Hạ Thiên

Một miếng đậu phụ có thể phản ánh sự chênh lệch về đẳng cấp giai tầng và thực trạng đời sống xã hội thời nhà Thanh.

Đậu phụ là thực phẩm phụ tiêu biểu có lịch sử 2.000 năm trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Đậu phụ đã đi vào ca dao tục ngữ và những câu chuyện truyền đời.

Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 1.
Là thức ăn hàng ngày của người Trung Quốc, đậu phụ thậm chí còn trở thành đối tượng của tư duy triết học. Tương truyền, Chu Hi, một học giả vĩ đại thời nhà Tống, đã không ăn đậu phụ vì phát hiện sự phi lý trong loại thực phẩm giản dị này. Ông đã làm một thực nghiệm và phát hiện trọng lượng của đậu phụ thành phẩm thường vượt quá tổng trọng lượng của nguyên liệu, phụ liệu và nước. Ông không thể lý giải được điều này nên nhất quyết không ăn vì đi ngược lại nguyên tắc cân bằng.

Có thể thấy đậu phụ chiếm vị thế rất cao trong văn hóa ẩm thực truyền thống Trung Quốc. Nói đến ẩm thực thời nhà Thanh, chúng ta không thể bỏ qua món đậu phụ.

Đậu phụ thời Thanh triều​

Đậu phụ đã được phổ biến khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc vào thời nhà Tống. Đến thời nhà Thanh, nó trở thành thức ăn hàng ngày của hoàng gia, quý tộc, cho đến dân nghèo, thương nhân giàu có và binh lính.

1. Đậu phụ trong Hoàng cung

Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 2.
Bàn ăn cung đình thời nhà Thanh
Trong quyển Thanh Cung Thiện Để Đương có ghi chép, đậu phụ luôn chiếm một vị trí không thể thiếu trên bàn ăn của Càn Long và Từ Hi Thái Hậu. Đặc biệt là Từ Hi, vì phát hiện công dụng tốt cho sức khỏe và làn da của những miếng đậu phụ non mềm, bà cho lệnh mỗi bữa ăn phải có một món chế biến từ đậu phụ, như đậu phụ hầm nhất phẩm, đậu phụ hầm thịt dê...

Vào thời nhà Thanh, thức ăn được phân chia theo quy định rõ ràng. Trong Quốc Triều Cung Sử có ghi, từ Hoàng đế đến Phi tần, Thái tử, Hoàng tử... thực phẩm phục vụ cho việc nấu nướng dành cho mỗi người hàng ngày đều có danh sách quy định riêng biệt. Trong đó, mỗi danh sách thư đều có đậu phụ.

Ví dụ, danh sách thực phẩm Hoàng thái hậu ăn mỗi ngày có đến 1kg đậu phụ. Hơn nữa, theo quy định cung đình nhà Thanh, lượng đậu phụ được phân theo cấp bậc tôn ti. Từ đó có thể thấy, đậu phụ đã trở thành thực phẩm thiết yếu ngay từ giai đoạn Thanh triều.

2. Đậu phụ trong giới quý tộc giàu có

Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 3.
Đậu phụ Mapo
Đối với giới quý tộc, quan chức và những người giàu có, đậu phụ cũng là một loại thực phẩm thường thấy.

Trong các ghi chép của triều đại nhà Thanh, đậu phụ cực kỳ phổ biến trong các bữa tiệc chiêu đãi của giới quan lại.

Ngay cả Hồng Lâu Mộng cũng không thể vắng bóng loại thực phẩm "quốc dân" này. Phú hộ hào môn Giả Phủ luôn ăn đậu phụ mỗi ngày. Trong hồi thứ 75, Vương phu nhân đã nói với mẹ chồng: "Hôm nay con ăn chay. Mấy món đậu phụ khô, lão thái thái không thích lắm, nên chỉ mang đến đĩa đậu xào tương".

3. Đậu phụ trong cuộc sống bách tính thường dân

Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 4. Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 4.
Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 4. Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 4.
Huyết đậu phụ - Đậu phụ trắng bán khô - Đậu phụ cuộn cơm - Đậu phụ kho tàu
Trong cuộc sống của dân thường vào thời nhà Thanh, đậu phụ cũng là một loại thực phẩm rất phổ biến, đồng thời còn thể hiện sự khác biệt giữa các dân tộc và vùng miền.

Ở miền Bắc, đậu phụ chủ yếu được ngâm mặn bằng muối, từ đó được gọi là đậu phụ già. Miền nam, người ta cho thêm thạch cao để làm đậu phụ non

Dân tộc Thổ Gia có truyền thống làm "huyết đậu phụ" (đậu phụ hòa cùng máu lợn sạch) vào ngày mồng 1 tháng 7 hằng năm. Món đậu phụ Mapo trứ danh của vùng Ba Thục (Tứ Xuyên) với vị cay the nồng đặc trưng trở nên nổi tiếng ngay từ xa xưa, hiện nay còn vươn tầm quốc tế.

4. Đậu phụ - tấm gương phản chiếu xã hội thời bấy giờ

Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 5.
Từ việc đậu phụ trở nên quá phổ biến trong đời sống, các tầng lớp thượng lưu trong xã hội luôn tìm cách nâng món đậu phụ lên tầm cao mới, khác xa hoàn toàn với dân thường.

Khang Hi đế rất thích những món chế biến từ đậu phụ. Sự yêu thích này to lớn đến mức ông xem đậu phụ là quà tặng cho các quan đại thần lớn tuổi. Thậm chí còn dặn dò đầu bếp hoàng cung truyền dạy phương pháp chế biến cho các đầu bếp trong phủ quan, xem việc thưởng thức mỹ vị đậu phụ là sự tận hưởng những năm cuối đời.

Một miếng đậu phụ chứa đựng cả sự khác biệt rất lớn giữa quan và dân, giữa tham và chính trực, giữa giàu và nghèo. Một miếng đậu phụ có thể phản ánh sự chênh lệch về đẳng cấp giai tầng và thực trạng đời sống xã hội thời nhà Thanh.

Đậu phụ - một phần trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa​

Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 6.
Mô phỏng Phường đậu phụ ở Trung Quốc
Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 7.
Sản xuất đậu phụ thời nhà Thanh được phát triển nhanh chóng, sản sinh ra nhiều loại đậu phụ khác nhau, muôn hình vạn trạng, mùi vị và màu sắc cũng phong phú không kém.

Trong tập 8 của cuốn Hồ Nhã của Vương Nhật Trinh, một nhà văn Thanh triều, có liệt kê các loại đậu phụ như: đậu phụ khô, đậu phụ nước, đậu phụ khối, đậu phụ hoa, đậu phụ lá, đậu phụ trắng bán khô, đậu phụ khô ngũ vị hương, đậu phụ hun khói, đậu phụ dầu, đậu phụ thối, đậu phụ ky, bã đậu, sữa đậu, bột đậu...

Cách làm và chế biến của đậu phụ rất khác nhau tùy theo vùng miền, dân tộc và trình độ giàu nghèo. Qua đó, đậu phụ chính là minh chứng cho sự phong phú và sức sáng tạo phi thường trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa.

Nghiên cứu sâu hơn, sự đặc sắc trong văn hóa món đậu phụ phản ánh khả năng sáng tạo của người dân, đồng thời cũng chứa đựng trạng thái cuộc sống trong xã hội.

Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 8. Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 8.
Đậu phụ thối chiên giòn
Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 9. Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 9.
Đậu phụ trắng non mềm trở nên giòn xốp sau khi chiên
Món đậu phụ trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa xưa: Chứa đựng cả một xã hội thu nhỏ và những câu chuyện truyền đời - Ảnh 10.
Đậu phụ nướng trên bếp than chấm với dầu ớt
Đối với những người nghèo ở tầng lớp thấp, đậu phụ là món ăn bổ dưỡng, rẻ tiền, đâu đâu cũng có thể mua được. Nhưng nếu ăn mãi một vị sẽ không tránh khỏi chán ngấy. Từ đó người dân sáng tạo nên nhiều phương pháp chế biến dựa theo cách bảo quản đậu phụ theo mùa.

Ở góc độ của tầng lớp xã hội thượng lưu, mùi vị và cảm giác ngon miệng là một trong những bản năng của con người. Gia vị nấu nướng của Trung Quốc vô cùng phong phú, cộng thêm điều kiện đủ đầy (dụng cụ làm bếp, nguyên liệu hiếm và đắt tiền...), giới nhà giàu thời bấy giờ có thể sáng tạo ra nhiều món ăn từ đậu phụ độc đáo, tinh tế, đương nhiên dân thường không thể thưởng thức được.

Cùng với sự thỏa mãn trong vị giác, trị liệu và dưỡng sinh bằng món ăn cũng là một trong những nét truyền thống của văn hóa ẩm thực Trung Hoa. Điều này càng tạo thêm không gian cho cách làm và chế biến đậu phụ được thăng hoa. Điều này giải thích vì sao Khang Hi đế lại quyết định tặng và khuyến khích các quan thần lớn tuổi nên ăn nhiều đậu phụ như vậy.

(Nguồn: Sina)
 
Bình luận
Xem thêm tin khác
N Nguyễn Bằng

Các nghệ nhân trang sức Trung Quốc được bảo tàng hàng đầu Hoa Kỳ sưu tầm Chúng ta rất vui mừng khi biết các nghệ nhân trang sức Trung Quốc đã được Bảo tàng Mỹ thuật Boston, một trong những bảo tàng hàng đầu Hoa Kỳ, lựa chọn để sưu tầm. Điều này cho thấy tài năng và sự sáng tạo của các nghệ nhân Trung Quốc đã được công nhận ở cấp độ quốc tế. Ba tác phẩm nghệ thuật trang sức được bảo tàng sưu tầm lần này đến từ hai nghệ nhân Trung Quốc nổi tiếng là ông Trương Chiến và bà Phùng Tỷ. Hai tác...

Du lịch - Ẩm thực

Các nghệ nhân trang sức Trung Quốc được bảo tàng hàng đầu Hoa Kỳ sưu tầm

0 bình luận
N Nguyễn Bằng

Chúng ta đều biết rằng môi trường sống lành mạnh là rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của con người. Điều này đặc biệt đúng ở Trung Quốc, nơi tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, câu chuyện về bà Qu Sanmei và hồ Chagan cho thấy rằng sự thay đổi tích cực là có thể. Suy thoái môi trường ở hồ Chagan Hồ Chagan nằm ở tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc. Vào những năm 1970, hồ này chỉ còn vài chục mét vuông nước do nguồn...

Du lịch - Ẩm thực

Người phụ nữ ở đông bắc Trung Quốc đánh bắt sự thịnh vượng từ hồ Chagan sạch hơn

1 bình luận
N Nguyễn Bằng

Hội chợ triển lãm Công nghệ Châu Á – CES ASIA Là một trong những sân chơi về công nghệ lớn nhất khu vực Châu Á với sự góp mặt của rất rất nhiều hãng công nghệ, ô tô… lớn trên thế giới. Hội chợ triển lãm CES ASIA tiếp tục là sàn diễn của các nhà sản xuất công nghệ hàng đầu như Epson, Huawei, Garmin, Haire, LG, ONKYO… và hàng loạt các tên tuổi không kém phần hấp dẫn trong nghành công nghiệp ô tô như KIA, Hyundai, Mitsubishi… Trí tuệ nhân tạo, công nghệ AI, VR, điện thoại di động và còn nhiều...

Du lịch - Ẩm thực

Hội chợ triển lãm Công nghệ Châu Á – CES ASIA

9 bình luận
S saigonstartravel

Tour Du Lịch Tết Nguyên Đán 2023 Có Gì Hấp Dẫn Chuyến du lịch Tết từ trong ra ngoài nước của bạn sẽ thêm phần hứng khởi với hàng loạt gợi ý hay ho đến từ Saigon Star. Bỏ túi ngay những điểm đến đầy thú vị để chào đón xuân Quý Mão tràn ngập những điều mới lạ nhé! Tết Nguyên đán 2023 đang rất gần rồi ơi. Bạn đã lên kế hoạch vi vu du xuân chưa? Nếu vẫn còn đang phân vân giữa vô vàn điểm đến thú vị, lo lắng sợ khách sạn hết phòng, vật giá leo thang,... thì đích thị bài viết này là dành cho bạn...

Du lịch - Ẩm thực

Tour Du Lịch Tết Nguyên Đán 2023

1 bình luận
donbaclieu donbaclieu

Đặt tiệc buffet lưu động Don catering

Du lịch - Ẩm thực

Nhận đặt tiệc buffet, tea break, finger food, cocktail, set menu cho các sự kiện công ty và gia đình

3 bình luận
Hạ Thiên Hạ Thiên

Người dân có xu hướng du lịch nội tỉnh, nghỉ ngơi tại chỗ thay vì du lịch liên tỉnh vì các biện pháp siết chặt trong kỳ nghỉ Quốc khánh. Kỳ nghỉ Quốc khánh, hay còn gọi là tuần lễ vàng của du lịch Trung Quốc, kéo dài từ ngày 1/10 đến ngày 7/10 hàng năm, là thời điểm du lịch bùng nổ ở quốc gia tỷ dân. Mọi năm, vào thời gian này, các nhà ga, sân bay, điểm tham quan, du lịch luôn trong tình trạng ùn ứ, chật kín khách. Nhưng năm nay, để đảm bảo phòng chống dịch bệnh và chuẩn bị cho Đại hội...

Du lịch - Ẩm thực

'Tuần lễ vàng' vắng khách hiếm thấy ở Trung Quốc

5 bình luận
Bên trên