Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy 天保口岸 - hà giang

C
Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy 天保口岸 - hà giang là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa khẩu quốc tế duy nhất tại Hà Giang. Tháng 2/2014 cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo được nâng cấp lên Cửa khẩu quốc tế trên cơ sở ban đầu là một cửa khẩu Quốc gia.
1643075522444.png

Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy thuộc địa phận Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 22 km về phía Tây Bắc, kết hợp với cửa khẩu quốc tế Thiên Bảo (Tianbao), huyện Ma Lật Pha, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang tỉnh Hà Giang được thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 2010. Không gian của khu kinh tế cửa khẩu này bao trùm 6 xã của huyện Vị Xuyên gồm Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang và 1 xã của thành phố Hà Giang là xã Phương Độ
1643075292466.png

vị trí của khẩu qua bản đồ googlemap. https://www.google.com/maps/@22.9346047,104.8516761,2510m/data=!3m1!1e3
Theo kế hoạch, khu kinh tế cửa khẩu sẽ bao gồm các phân khu: khu hành chính, khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu đô thị, v.v...
天保口岸是云南进入越南和连接东南亚、南亚的重要陆路通道。
天保口岸位于中华人民共和国云南省文山州麻栗坡县南端老山脚下天保镇,与越南河江省河江市清水河口岸相邻。州府所在地文山至天保口岸的公路与越南二号国道相连接。口岸对内距麻栗坡县城40公里,距州府所在地文山120公里,距省城昆明420公里;对外距越南河江省城24公里,距越南首都河内340公里,距越南海防港410公里。是中国云南通往越南首都取道最直、里程最短的重要陆路通道之一。
天保口岸所在的麻栗坡县,与越南河江省的同文 、安明、官坝、渭川、黄树皮、河江五县一市接壤,国境线长277公里。沿线分布有天保国家级口岸、2个省级口岸、13个边民互市点、108条边境通道。天保国家级口岸是全县全州的重点建设口岸,也是云南省建设的重要口岸之一。

Trước đó, từ năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã cho phép áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở hai xã Phương Tiến và Thanh Thủy nhằm khai thác những lợi thế địa lý của một cặp cửa khẩu gần thị xã Hà Giang và nằm trên quốc lộ 2 và có sông Lô chảy qua.

Các hoạt động giải phóng mặt bằng sẵn đã được tiến hành và chính quyền Hà Giang đang kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu[3]. Hiện tại đây đã có trung tâm thương mại quốc tế Thanh Thủy, có cửa hàng miễn thuế liên doanh, hai nhà máy ô tô liên doanh với Trung Quốc (các công ty Giải Phóng và Bắc Sơn), và nhiều cơ sở kinh doanh khác.
Trong 9 tháng đầu năm 2008, có 114.990 lượt người xuất cảnh và 28.356 lượt người nhập cảnh, 528 lượt xe ô tô Việt Nam xuất cảnh và, 2935 lượt xe ô tô Trung Quốc nhập cảnh. Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đạt 165 triệu USD. Hàng xuất khẩu chủ yếu qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Tianbao là nhân hạt điều, quặng các loại, hoa quả tươi, hải sản khô... Hàng nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như điện năng, xe ô tô các loại, linh kiện ô tô tải, hoa quả tươi...
Tỉnh Hà Giang có nhiều tiềm năng phát triển các sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, đến nay Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 1/3 mức bình quân của cả nước.

Với chiều dài trên 277,525 km đường biên giới, Hà Giang có hệ thống cửa khẩu thuận lợi cho giao lưu mọi mặt với Trung Quốc. Cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quốc gia (CKQG) duy nhất tại tỉnh Hà Giang, được xác định là cửa khẩu quốc tế (CKQT).

Trên tuyến biên giới này hiện có 04 cặp cửa khẩu được mở là: 01 Cặp cửa khẩu chính Thanh Thuỷ - Thiên Bảo và 03 cặp cửa khẩu phụ là: Săm Pun - Điền Bồng, Xín Mần - Đô Long và Phó Bảng - Đổng Cán cùng với hệ thống các lối mở biên giới khác.

Tỉnh Hà Giang đã định hướng quy hoạch hệ thống cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm: Cặp cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ, Hà Giang - Thiên Bảo, Vân Nam; 08 cặp cửa khẩu chính, gồm: Lũng Làn huyện Mèo Vạc - Pờ Tú huyện Na Pô, Quảng Tây; Săm Pun, huyện Mèo Vạc - Điền Bồng huyện Phú Ninh, Vân Nam; Phó Bảng huyện Đồng Văn - Đổng Cán huyện Phú Ninh, Vân Nam; Bạch Đích huyện Yên Minh - Giàng Vản huyện Ma ly pho, Vân Nam; Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ - Pả Pú huyện Ma ly pho, Vân Nam; Lao Chải huyện Vị Xuyên - Múng Tủng huyện Malypho, Vân Nam; Bản Máy huyện Hoàng Su Phì - Đô Long huyện Mã Quan, Vân Nam; Xín Mần huyện Xín Mần - Đô Long huyện Mã Quan, Vân Nam. Ngoài hệ thống cặp cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính như trên, tỉnh đang dự kiến quy hoạch phát triển thêm 10 cặp cửa khẩu phụ.

Với định hướng quy hoạch vùng, tỉnh Hà Giang đã nhấn mạnh vai trò vùng giáp biên trong việc giữ gìn an ninh, chính trị, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, tập trung phát triển trục hành lang Quốc lộ 2 với các cực tăng trưởng quan trọng nhất của tỉnh: KKTCK Thanh Thủy - Thành phố Hà Giang - Thị xã Vị Xuyên - Thị xã Bắc Quang. Trên trục hành lang này có bố trí các cơ sở động lực phát triển kinh tế quan trọng nhất của tỉnh như KCN Bình Vàng, sân bay Bắc Quang...

Ngày 08/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1054/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030". Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy được nâng cấp thành Cửa khẩu Quốc tế là đầu mối quan trọng nhất của tỉnh Hà Giang, đóng vai trò là một cực tăng trưởng, đầu tầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang.​
1643075859105.png

Tuy nhiên vì cả hai bên biên giới đều là vùng kinh tế chưa phát triển, thị trường hẹp, nên hoạt động giao thương tùy thuộc vào sự ấm lạnh của kinh tế mỗi nước
 
Thẻ
cửa khẩu quốc tế thanh thủy cửa khẩu quốc tế thanh thủy 天保口岸 cửa khẩu quốc tế thanh thủy 天保口岸 - hà giang
Bình luận
Bên trên