Khảo sát

Bạn đánh giá thế nào về công tác chống dịch hiện nay ở Hà Nội?
  • Rất tốt

    Số phiếu: 5 83.3%
  • Chưa tốt lắm

    Số phiếu: 1 16.7%
  • Rất kém

    Số phiếu: 0 0.0%

Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng - lai châu 莱州

C
Cửa khẩu U Ma Tu Khoòngcửa khẩu tại bản U Ma Tu KhoòngThu Lũm huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, Việt Nam
1643331579910.png

U Ma Tu Khoòng. Chỉ nghe cái tên cũng đã gợi đến một miền xa ngái. Nếu nhìn trên bản đồ đất nước, U Ma Tu Khoòng là khoảng nhô lên cao nhất của dải đất cuối trời Tây Bắc. Ấy vậy mà ở nơi sơn cùng thuỷ tận đó cuộc sống của bà con lại giàu có mới lạ chứ.
Phố chốn mù sương
Bản U Ma Tu Khoòng, xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nằm trên sườn núi, cạnh đường ra cửa khẩu U Ma Tu Khoòng. Trong làn sương mù dày đặc, chúng tôi vẫn thấy những ngôi nhà xây 2 tầng san sát. Chúng tôi cứ ngỡ mình đang đứng giữa nơi phố thị chứ không phải miền biên viễn. Tiếp chúng tôi tại trạm Biên phòng (thuộc đồn Biên phòng 313 - Thu Lũm), thiếu tá Vũ Văn Trọng mở đầu câu chuyện sau chén trà thơm ngát: “Dân ở đây giàu lắm! Có nhà còn để trong két vài trăm triệu đồng ấy chứ”. Thấy chúng tôi có vẻ bán tín bán nghi, anh Trọng gọi ngay cấp dưới là thiếu uý Lê Đức Hiểu dẫn chúng tôi xuống bản.
1643331426384.png
Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng thông thương với cửa khẩu Bình Hà
17px-WMA_button2b.png
22,780221°B 102,497078°Đ ở thị trấn Bình Hà huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng tồn tại là lối mở đã lâu, được mở và chợ nâng cấp tháng 3/2012.
Đường biên giới Việt - Trung tại vùng cửa khẩu chạy dọc theo sống núi từ đỉnh Là Pơ đến dãy Phu Mu Su Cằng, cao từ 1900 m đến 2320 m. Chợ cửa khẩu mở trên yên ngựa núi.
1643331553810.png

Với độ cao trên 1900 m cửa khẩu U Ma Tu Khoòng là cửa khẩu có độ cao cao nhất Việt Nam.
1643331763475.png

Khu vực cửa khẩu U Ma Tu Khoòng – Lai Châu

Xã Thu Lũm là xã vùng cao biên giới của huyện Mường Tè với chiều dài biên giới 36,245 km; xã có tổng diện tích đất tự nhiên = 11.289,1ha, dân số có 2.370 khẩu. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 09 bản: Bản Thu Lũm; Bản Gò Khà; Bản Pa Thắng; Bản Ló Na; Bản Kòong Khà; Bản U Ma Tù Khòng; Bản Là Si; Bản Á Chè; Bản Thu Lũm 2 và khu trung tâm xã.Có 14 chi bộ với 152 đảng viên.
08/08/2017 http://muongte.laichau.gov.vn/view/don-vi-hanh-chinh/xa-thu-lum-24116
Xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, Lai Châu 22°46′45.8″N 102°29′51.5″E

1. Điều kiện tự nhiên – xã hội
:
– Vị trí địa lý: Phía Tây Bắc tiếp giáp thị trấn Bình Hà – Huyện Lục xuân – Tỉnh Vân Nam ( Trung quốc); phía Đông Nam tiếp giáp xã Tá Bạ và xã Ka Lăng.
– Tổng diện tích đất rừng: 9.847,04ha, chiếm 87,46% so với tổng diện tích đất tự nhiên; đất sản xuất 328ha, chiếm 3,32% so với tổng diện tích đất rừng.
– Giao thông vận tải: Xã có tuyến đường trục chính từ huyện vào xã, qua các xã Bum Tở, Nậm Khao, Mường Tè và Ka Lăng với chiều dài 98 km; có các trục đường từ trung tâm xã đi U Ma Tù Khòng qua các Bản Thu Lũm, Ló Na và Kòong Khà; trục đường từ trung tâm xã đi Bản Là Si; từ trung tâm xã đi lên biên giới điểm đá trắng (đường tuần tra biên giới); Bản Pa Thắng hiện chưa có đường ô tô, xe máy đi lại thuận tiện bốn mùa; có cửa khẩu U Ma Tù Khòng và lối mở qua biên giới tại điểm hòn đá trắng (Bản Pa Thắng).
– Dân số: Xã có 445 hộ với 2370 khẩu; có 05 dân tộc cùng sinh sống, trong đó Hà Nhì 366 hộ/1959 khẩu, chiếm 82%: Dạo 53 hộ/265 khẩu, chiếm 10%: La Hủ 19 hộ/110 khẩu, chiếm 4,6%: Kinh 04 hộ/12 khẩu, chiếm 0,01%: Mường 02 hộ/04 khẩu, chiếm 0,01%.

2. Quá trình hình thành:
– Các bản Thu Lũm, Gò Khà, Pa Thắng, Ló Na, Kòong Khà và U Ma Tù Khòng được hình thành và định cư cách đây khoảng 200 năm; được xác định vào những năm 1816 với 02 dân tộc là Hà Nhì và người Dạo.
1643331822075.png
– Đến năm 2003 theo chủ trương của Tỉnh, Huyện giãn cư ra khu vực biên giới, xã tổ chức thành lập Bản Á Chè với số nhân khẩu là 132 khẩu/17 hộ, nằm ở phía tây nam của xã; đến năm 2010 sát nhập Bản Là Si (dân tộc La Hủ) từ xã Ka Lăng với số khẩu 101 khẩu/21 hộ, nguyên nhân là Bản Là Si trước đây thuộc địa phận xã Ka Lăng, sau khi thực hiện phân định lại địa giới hành chính của 2 xã Thu Lũm và Ka Lăng thì Là Si thuộc địa phận của xã Thu Lũm. Do vậy khi nhận lại khu vực Bản Là Si thì 2 xã thống nhất giao, nhận cả số người dân đăng sinh sống trên khu vực thuộc địa phận đó; năm 2016 theo chủ trương của tỉnh, huyện Thường trực Đảng ủy , HĐND – UBND xã chia tách bản Thu Lũm 2 từ bản Thu Lũm với 46 hộ, với 183 khẩu, từ đó nâng số bản lên thành 09 bản và 03 dân tộc; ngoài ra xã còn 02 dân tộc/6 hộ là Kinh và Mường, số hộ này chủ yếu làm ăn buôn bán và cán bộ công tác tại xã không xác định định cư lâu dài.

4. Văn hóa, du lịch, tiềm năng phát triển:
Có điều kiện khí hậu, thủy văn, sông suối đã tạo cho xã Thu Lũm những thuận lợi để phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch sinh thái. Có danh lam thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ như: Hòn đá trắng được coi là thần linh của núi rừng, hàng năm được người dân địa phương tôn thờ, khấn vái…; có lối mở cửa khẩu tại điểm mốc 29 Bản U Ma Tù Khòng; có hang động ở bản Á Chè, Cảnh đẹp với ruộng bậc thang, sông, suối có thể đầu tư, khai thác để thu hút du khách du lịch đến tham quan.
Đặc trưng văn hóa: Các dân tộc trên địa bàn đều có lễ tết cổ truyền của dân tộc đặc sắc như: tết mùa mưa, tết mừng cơm mới, tết sâu bọ và Gạ ma thú (lễ cúng thần rừng) của người Hà Nhì, lễ cướp sắp của dân tộc Dạo. Ngoài ra các dân tộc có các làn điệu dân ca, điệu xòe và múa, hát riêng của mỗi dân tộc.
Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Hà Nhì, Dạo, La Hủ, …. Mỗi dân tộc với bản sắc văn hoá riêng, có những lời ca, tiếng hát, say sưa trong điệu xòe của người Hà Nhì, Dao… và kiến trúc xây dựng nhà trình tường ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè mang đậm bản sắc người Hà Nhì.


 
Thẻ
cửa khẩu u ma tu khoòng - lai châu 莱州
Bình luận
Bên trên